THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Thực hiện quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Publish date 26/08/2022 | 14:36  | View count: 9

1. Các văn bản pháp luật quy định về hoạt động thanh tra liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12;

- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

- Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Thông tư số 01/2017/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch quy định chi tiết khoản 2 điều 21 Nghị định số 173/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2. Các văn bản pháp luật quy định về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14;

- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;

- Nghị định 106/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;

- Nghị định 77/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thuỷ văn; đo đạc và bản đồ;

- Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Du lịch;

- Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hoá và quảng cáo.

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường  quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL- B TN MT ngày 30 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội và phát huy giá trị di tích;

- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

- Quyết định số 4666/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường tại các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia;

- Quyết định số 1066/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Ban hành Bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ tại khu, điểm du lịch;

- Quyết định số 1794/QĐ-BVHTTDL ngày 17/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động thể dục thể thao trong các khu dân cư, nơi công cộng;

- Các Tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường;

2. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Trong hoạt động du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch phải có trách nhiệm bảo vệ cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

- Trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch

+ Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

+ Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.

+ Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.

3. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành

- Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi xây dựng chương trình du lịch, không tổ chức các loại hình du lịch gây tổn hại đến môi trường.

- Việc hướng dẫn khách du lịch tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;

- Việc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.

- Việc tuân thủ sự điều hành của cơ quan có thẩm quyền về khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra.

- Việc cập nhật và cung cấp thông tin về tình hình môi trường cho khách du lịch, không đưa khách đến khu vực xảy ra sự cố môi trường theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho các hướng dẫn viên.

- Việc lồng ghép nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường vào tài liệu hướng dẫn du lịch của doanh nghiệp.

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.

- Việc kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Đối với cơ sở lưu trú du lịch thông thường:

- Việc thực hiện quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường:

+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt:

+ Việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Việc thực hiện quy định về xả nước thải vào nguồn nước.

- Việc thực hiện quy định về khai thác tài nguyên nước (nếu có):

- Việc thực hiện quy định về quan trắc, giám sát môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục và vận động về bảo vệ môi trường.

- Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; thực hiện việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật:

+ Nhân lực;

+ Tài chính.

- Biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi xảy ra sự cố môi trường:

+ Giấy chứng nhận an ninh trật tự để kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;

+ Việc đăng ký tạm trú, tạm vắng;

+ Tình trạng ăn xin, ăn mày, bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách.

- Việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng, vận chuyển trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm.

- Việc báo cáo công tác giám sát môi trường định kỳ.

- Việc niêm yết quy định về bảo vệ môi trường.

- Việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn.

- Sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện đạt tiêu chuẩn môi trường. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.

- Thực hành tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, chất đốt, chất tẩy giặt, thực phẩm.

- Quản lý và xử lý chất thải, khí thải, nước thải được thải ra từ hoạt động của cơ sở:

+ Việc bố trí thùng đựng rác;

+ Việc thu gom, phân loại, nơi tập kết rác, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường;

+ Việc thu gom, phân loại, kho chứa, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại;

+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, xét nghiệm nước thải, báo cáo tình hình xả thải.

- Việc quản lý‎ và kiểm soát bụi, khí thải của cơ sở theo quy định.

- Biện pháp quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung.

- Phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra.     

- Phòng, chống tác hại của thuốc lá:

+ Treo biển có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá;

+ Yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;

+ Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành;

+ Bố trí phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

+ Việc trang bị dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

+ Việc đặt biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

+ Việc bố trí thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Việc xây dựng, bố trí nhà vệ sinh công cộng theo quy định:

+ Số lượng khu, nhà vệ sinh;

+ Mái, cửa;

+ Biển chỉ dẫn bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh;

+ Nhà vệ sinh cho nam, nữ, ký hiệu bằng hình ảnh phân biệt;

+ Trang thiết bị trong nhà vệ sinh;

+ Việc thu gom, xử lý nước thải từ nhà vệ sinh.

- Việc sử dụng hóa chất trong cơ sở lưu trú du lịch.

- Việc thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy:

+ Việc thẩm duyệt, nghiệm thu;

+ Việc bố trí, niêm yết nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Việc xây dựng phương án chữa cháy;

+ Việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

+ Việc trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;

+ Việc trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định;

+ Việc thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình kinh doanh sau khi được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

+ Việc mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Đối với tàu thủy lưu trú du lịch, khách sạn nổi:

- Việc tuân thủ các quy định về xả thải các chất thải và nước lẫn dầu theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN17:2011/BGTVT.

- Việc trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu:

+ Việc trang bị thiết bị phân ly dầu nước;

+ Việc duyệt và kiểm tra trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và khai thác.

- Việc trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải:

+ Việc trang bị thiết bị xử lý nước thải, hoặc két chứa nước thải để chuyển đến nơi tiếp nhận để xử lý;

+ Thiết bị xử lý nước thải phải thỏa mãn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

+ Việc duyệt và kiểm tra trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt và khai thác.

- Việc trang bị ngăn ngừa ô nhiễm do rác: Trang bị thiết bị chứa rác để chuyển đến nơi tiếp nhận.

- Việc đảm bảo an toàn:

+ Việc bố trí, trang bị phao, áo cứu sinh:

+ Việc bố trí các trang thiết bị: Tín hiệu giao thông, trang bị cứu đắm, trang thiết bị tại các buồng, biển chỉ dẫn, cửa thoát hiểm...

Việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch chính là bảo vệ môi trường xã hội của hoạt động du lịch, bên cạnh bảo vệ môi trường tự nhiên giúp du lịch phát triển bền vững.

4. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động vận tải khách du lịch

- Việc sử dụng các phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Việc hướng dẫn khách du lịch không xả rác thải bừa bãi.

- Việc bố trí dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy trên phương tiện vận tải khách du lịch.

- Việc thu gom và đổ rác thải phát sinh trên phương tiện vận tải khách du lịch.

- Việc thu gom và xử lý các loại nước thải theo quy định.

- Việc trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường cho nhân viên trên phương tiện vận tải khách du lịch.

5. Nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý khu du lịch, điểm du lịch

- Việc thực hiện quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường:

+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt;

+ Việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Việc thực hiện quy định về xả nước thải vào nguồn nước.

- Việc thực hiện quy định về khai thác tài nguyên nước (nếu có).

- Việc thực hiện quy định về quan trắc, giám sát môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục và vận động về bảo vệ môi trường.

- Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; thực hiện việc nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật:

+ Nhân lực;

+ Tài chính.

- Biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi xảy ra sự cố môi trường:

+ Giấy chứng nhận an ninh trật tự để kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;

+ Việc đăng ký tạm trú, tạm vắng;

+ Tình trạng ăn xin, ăn mày, bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách.

- Việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng, vận chuyển trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm.

- Việc báo cáo công tác giám sát môi trường định kỳ.

- Việc niêm yết quy định về bảo vệ môi trường.

- Việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật trên địa bàn.

- Sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện đạt tiêu chuẩn môi trường. Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.

- Thực hành tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, chất đốt, chất tẩy giặt, thực phẩm.

- Quản lý và xử lý chất thải, khí thải, nước thải được thải ra từ hoạt động của cơ sở:

+ Việc bố trí thùng đựng rác;

+ Việc thu gom, phân loại, nơi tập kết rác, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường;

+ Việc thu gom, phân loại, kho chứa, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại;

+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, xét nghiệm nước thải, báo cáo tình hình xả thải.

- Việc quản lý‎ và kiểm soát bụi, khí thải của cơ sở theo quy định.

- Biện pháp quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung.

- Phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra.     

- Phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định.

- Việc xây dựng, bố trí nhà vệ sinh công cộng theo quy định:

+ Số lượng khu, nhà vệ sinh;

+ Mái, cửa;

+ Biển chỉ dẫn bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh;

+ Nhà vệ sinh cho nam, nữ, ký hiệu bằng hình ảnh phân biệt;

+ Trang thiết bị trong nhà vệ sinh;

+ Việc thu gom, xử lý nước thải từ nhà vệ sinh.

- Việc thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy:

+ Việc bố trí, niêm yết nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Việc trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng;

+ Việc trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định;

- Việc bố trí bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn.

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN