THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Cầu Giấy triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Publish date 08/01/2021 | 15:15  | View count: 527

Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 02-KH/TU của Thành ủy, Kế hoạch số 241/KH-UBND của UBND Thành phố và Kế hoạch số 10-KH/QU của Quận ủy, UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 18/12/2020 để tổ chức triển khai thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức, hình thành thói quen tự học tập, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức tự giác tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sinh viên, học sinh và Nhân dân trên địa bàn quận.

Trên cơ sở thực tiễn, kế thừa đánh giá, tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thành ủy và Quận ủy, Kế hoạch đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu để các phòng, ban, ngành, UBND các phường tổ chức thực hiện như sau:

1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trưởng các phòng, ban, ngành thuộc quận và Chủ tịch UBND các phường tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng, toàn diện nội dung Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương, Thành phố và quận về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Gắn việc triển khai Kết luận với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện trong hệ thống tổ chức mình, xác định đây là nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đoàn thể các cấp và doanh nghiệp trong công tác  phổ biến, giáo dục pháp luật...

2. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Các phòng, ban, ngành và UBND các phường tổ chức thực hiện công tác  phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình, tổ chức thi hành pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; Lấy việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt với đối tượng vi phạm là cán bộ, đảng viên....

3. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn

Trưởng các phòng, ban, ngành thuộc quận và Chủ tịch UBND các phường phải chủ trì tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật trong các lĩnh vực, phạm vi do mình quản lý, chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về các chính sách, pháp luật được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận. Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức  phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp theo hướng lấy người dân là trung tâm, lựa chọn nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo bám sát thực tiễn cuộc sống và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng các hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật và các vướng mắc trong áp dụng pháp luật về các lĩnh vực, phạm vi do mình quản lý cho Nhân dân, doanh nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả gắn với từng chủ đề nội dung, đối tượng. Phát huy phương châm “Mỗi người dân là một tuyên truyền viên trong cộng đồng dân cư”.

4. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp đến các đối tượng, địa bàn, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật hướng về cơ sở, ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, giải quyết thủ tục hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, học tập tại cộng đồng và các phong trào vận động Nhân dân gắn với xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

5. Thường xuyên rà soát các quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật để tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Các phòng, ban, ngành và UBND các phường thường xuyên rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp. Tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012.

6. Tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên cơ sở. Hỗ trợ, tạo điều kiện để thu hút đội ngũ chuyên gia pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân.

7. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Nghiên cứu, có biện pháp, cách thức phù hợp động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia tư vấn pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho Nhân dân; Xây dựng, triển khai các mô hình, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể thông qua việc huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác này.

8. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các tổ chức chính trị - xã hội từ quận đến cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; Chủ động phối hợp tổ chức đối thoại chính sách pháp luật giữa các cơ quan Nhà nước và Nhân dân, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt trận và các tổ chức thành viên tích cực tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thi hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức. Kết hợp tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật với các chương trình, các phong trào vận động do ngành, đoàn thể phát động; chú trọng nâng cao chất lượng các mô hình phổ biến pháp luật ở cơ sở do mình chủ trì.

9. Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật

Tăng cường quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; Phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ theo kế hoạch hằng năm và cả giai đoạn.

10. Tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Các phòng, ban, ngành và UBND các phường cần xác định kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân hằng năm. Do đó, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhằm đánh giá, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Việc xây dựng và ban hành Kế hoạch đã kế thừa, phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn trước, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, hướng về cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay. bảo đảm được tính đồng bộ, xuyên suốt, hiệu quả giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Đồng thời, bảo đảm đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, xây dựng văn hóa pháp luật gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.

Kế hoạch số 235/KH-UBND của UBND quận về thực hiện Kết luận 80 của Ban Bí thư, xem tại đây

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN