THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Khái quát chung về PAPI
Ngày đăng 06/10/2020 | 10:21  | View count: 193

1. PAPI là gì?

PAPI là tên gọi viết tắt theo tiếng Anh của Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là khảo sát xã hội học lớn tại Việt Nam, được xem là công cụ đánh giá mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp dựa trên trải nghiệm, đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương. Chỉ số PAPI là thước đo để xác định mức độ cải cách của từng cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính quyền, do đó thường xuyên đổi mới phương thức quản lý để góp phần nâng cao chỉ số PAPI của các cơ quan nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan.

2. Mục tiêu phát triển của PAPI:

hướng tới cải thiện hiệu quả phục vụ nhân dân của chính quyền địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của nhân dân thông qua việc: 

- Tạo cơ hội cho người dân tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền, vận động chính quyền cải thiện cung cách phục vụ nhân dân;  

- Thúc đẩy việc tự đánh giá để đổi mới, tạo tập quán cạnh tranh lành mạnh và văn hóa học hỏi kinh nghiệm giữa các chính quyền địa phương.

3. Trọng tâm nghiên cứu của PAPI

Lấy người dân làm trung tâm của quá trình phát triển và thúc đẩy quản trị vì lợi ích của mọi người dân.

4. Nội dung

- Tham gia của người dân ở cấp cơ sở .

- Công khai, minh bạch trong ra quyết định.

- Trách nhiệm giải trình với người dân.

-  Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

- Thủ tục hành chính công.

-  Cung ứng dịch vụ công.

-  Quản trị môi trường.

-  Quản trị điện tử.

5. Đối tượng phục vụ khảo sát

- Người dân Việt Nam;

- Chính quyền 63 tỉnh/thành phố (Tỉnh ủy/Thành ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân) và các cấp chính quyền cấp huyện/quận và xã/phường/thị trấn;

- Các cơ quan trung ương (các cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành);

- Báo giới, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội;

- Cộng đồng nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế;

- Cộng đồng các tổ chức quốc tế và nhà tài trợ.

6.  Phương pháp khảo sát: Phỏng vấn trực tiếp, thời lượng  trung bình từ 45-60 phút/phỏng vấn.

7. Phương pháp lấy mẫu và thực hiện:

Theo chuẩn lấy mẫu hiện đại quốc tế: Xác xuất quy mô dân số (PPS) các đơn vị hành chính đến cấp thôn và lấy mẫu ngẫu nhiên người trả lời; khảo sát trên máy tính bảng từ năm 2015

8. Các cơ quan thực hiện

- Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP).

- Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES).

- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT).

- Công ty Phân tích thời gian thực (RTA).

- Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (HCMA).

9. Các đối tác tài trợ

- Chính phủ Tây Ban Nha (2009-2010).

- Chính phủ Thụy Sĩ (2011-2017).

- Chính phủ Úc (2018-2021).

- Chính phủ Ai-len (2018-2021).

-  Liên Hợp quốc và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2009-2021)./.

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN