THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Ngày đăng 16/12/2019 | 10:49  | View count: 266

- Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện dước hai dạng: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính. Với mooic loại, người bị ngộc độc thường biểu hiện các triệu chứng sau:

- Ngộ độc cấp tính: thường 30 phút đến vài ngày sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm, ngộ độc có các biểu hiện: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, đau vụng, buồn nôn, hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chiu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt...ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay các hóa chất với số lượng lớn.

- Ngộ độc mạn tính: thường không có dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm, những chất độc có trong thức ăn này sẽ tích lũy ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hương dến quá trình chuyển hóa các chất rối loạn hấp thu gây nên suy nhược, mệt mỏi kéo dài, hay các bện mạn tính khác, cũng có khi các chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mạn tính thường do ăn phải các thức ăn ô nhiễm các chất hóa học liên tục trong thời gian dài.

CÁCH XỬ TRÍ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

- Khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngoài việc cấp cứu và điều trị những người bị ngộ độc. cần tiến hành các công việc phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân:

 + Đình chỉ  ngay việc sử dụng thức ăn có nghi ngờ gaay ngộ độc.

 + Thu thập mẫu vật như thức ăn thừa, chất nôn mửa, chất rửa ruột, phân để gửi đi xét nghiệm về vi sinh vật, hóa học, độc chất, sinh vật và các chất lạ khác…Trường hợp có tử vong phải phối hợp với các ngành chức năng (Công an, Pháp y…)

+ Tiến hành điều tra về vụ ngộ độc, thu thập đầy đủ các thông tinh trong mẫu điều tra để có báo cáo kịp thời tuyến trên, cũng như có các quyết định xử  lý phù hợp.

+ Liên hệ với trung tâm chống độc tuyến trung ương để hỏi các thông tin cần thiết.

- Cấp cứu và săn sóc bệnh nhân: Làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào dạ dày (gây nôn, rửa dạ dày, tẩy ruột), làm cản trở sự hấp thu của ruột đối với chất độc, trung hòa độc tính, đồng thời bỏa vệ niêm mạc dạ dày. Tiếp đó, điều trị bằng các loại thuốc đặc hiệu cho từng loại ngộc độc, rồi mới chữa đến triệu chứng.

- Nếu các biểu hiện của ngộ độc thứ ăn xảy ra trước 4 – 6  giờ  sau khi ăn, khi đó các thức ăn ăn vào vẫn còn trong dạ dày chưa xuống ruột, trường hợp này cần khẩn trương: gây nôn bằng cách ngoáy họng tạo phản xạ nôn, có thể cho bệnh nhân uống nước muối loãng (chú ý: nếu bệnh nhân lơ mơ không tỉnh táo hoặc có co giật thì không được gây nôn phòng bện nhân sặc). Rửa dạ dày càng sơm càng tốt, chậm nhất là từ 4 – 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc. Tiến hành rửa dạ dày cho tới khi sạch mới dừng lại (chú ý: không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ, trừ kho có đặt nội khí quản). Cho uống than hoạt sau khi đã rửa dạ dày (liều khoảng 1g/1kg thể trọng cho người lớn, 0,5g/1kg cho trẻ em. Có thể uống nhắc lại như vậy sau mỗi 3 – 4 giờ, cho uống thuốc tẩy sau khi cho uống than hoạt (15 – 20g sorbitol hoặc manhê sulphat để bệnh nhân đi ngoài tống hết các chất độc còn lưu lại trong ruột).

- Sau khi cấp cứu tại chỗ, bệnh nhân nên được chuyển lên y tế tuyến trên để được theo dõi và điều thị chuyên khoa. Trường hợp đến muộn, cần gửi ngay bệnh nhân tới khoa hồi sức cấp cứu để sử trí.

- Sau khi xử trí cấp cứu ngộ độc cần tiến hành ngay điều tra tình hình ngộ độc thức ăn.

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN